Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Phân biệt giữa màn hình cảm ứng điện trở và màn hình cảm ứng điện dung.

Mặc dù có thể chưa đầy đủ nhưng có hai loại màn hình cảm ứng mà hầu hết tất cả chúng ta đều biết: màn hình cảm ứng điện trở và màn hình cảm ứng điện dung. Chúng xuất hiện trên các smartphone hay máy tính bảng đắt tiền cho phép hồi đáp với những cụ chạm nhẹ nhất, hỗ trợ đa điểm và thường đáp ứng cao (trừ phi bạn đeo găng tay). Hoặc, có loại cho thời gian hồi đáp lâu hơn một chút, cần lực ấn mạnh hơn, không hỗ trợ đa điểm nhưng lại làm việc với bất kể dụng cụ nào chạm vào.

Nếu là một tín đồ công nghệ đặc biết với các dòng điện thoại cảm ứng từ trước tới nay thì có thể bạn đã được trải nghiệm những khác biệt này. Hãy nghĩ xem điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa các loại màn hình cảm ứng, vì sao màn hình chiếc iPhone 4 lại không cảm nhận được ngón tay đeo găng, hay tại sao ta lại không thể sử dụng các loại bút cảm ứng cũ cho iPad?
Tất cả những thắc mắc này có thể được giải đáp bằng hai yếu tố: trở kháng và dung kháng. Sự khác nhau giữa haicông nghệ cảm ứng này trả lời cho tất cả các câu hỏi bên trên. Dưới đây là giải thích đơn giản về cách hoạt động của hai loại màn hình cảm ứng này.

Màn hình cảm ứng

Mặc dù đang ngày càng trở nên phổ thông nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, màn hình cảm ứng là một phát minh mới. Màn hình cảm ứng đầu tiên được phát minh từ những năm 1960 và đã trả qua rất nhiều thay đổi và cải tiến để trở thanh màn hình cảm ứng như ta thấy ngày nay.
Các màn hình cảm ứng không chỉ giới hạn trên những chiếc smartphone và máy tính bảng mà chúng được sử dụng ở mọi lĩnh vực, mọi góc cạnh cuộc sống, từ máy ATM, thiết bị bán hàng, hệ thống định vị, máy chơi game cầm tay và thậm chí là touchpad trên những chiếc laptop. Màn hình cảm ứng đang dần dần đi vào cuộc sống vì vậy hiểu được cách thức hoạt động của chúng cũng giúp ích cho chúng ta.
Màn hình cảm ứng điện trở
Màn hình cảm ứng điện trở là loại màn hình cảm ứng phổ biến nhất. Trừ những mẫu smartphone hiện đại và các máy tính bảng thì hầu hết các loại màn hình cảm ứng ta gặp thực ra là cảm ứng điện trở. Màn hình cảm ứng điện trở tất nhiên phụ thuộc vào trở kháng. Áp lực bạn đặt lên gây ra hồi đáp cho màn hình.
Một màn hình cảm ứng được tạo ra từ hai lớp cơ bản được đặt cách nhau một khoảng trống. Hai lớp này đều có một lớp vỏ tại mặt giáp giữa hai lớp trong khoảng trống, giống như hai mẩu bánh mỳ sandwich áp vào nhau. Khi hai lớp vỏ này chạm vào nhau, một điện áp phát sinh được truyền đi và được xử lý như một cú chạm tại vị trí đó.

Vì vậy khi ngón tay, bút cảm ứng hoặc bất kỳ dụng cụ nào khác chạm vào màn hình cảm ứng điện trở, nó tạo một áp lực ở lớp trên và được truyền động xuống lớp kế cận làm nảy sinh tín hiệu. Do đó, bạn có thể sử dụng bất kỳ vật gì bạn muốn tác động lên màn hình cảm ứng điện trở để làm giao diện cảm ứng hoạt động; một ngón tay đeo găng, một mẩu gỗ, móng tay miễn là gây đủ áp lực lên điểm chạm để kích hoạt cơ chế và cú chạm sẽ được ghi nhận.
Với lý do tương tự, màn hình cảm ứng điện trở đòi hỏi áp lực nhẹ để ghi nhận cú chạm và không phải luôn luôn đáp ứng được nhanh như màn hình cảm ứng điện dung. Ngoài ra, cấu trúc đa lớp làm cho hiển thị hình ảnh ít sắc nét, độ tương phản thấp hơn so với màn hình cảm ứng điện dung. Trong khi hầu hết các màn hình cảm ứng điện trở không cho phép đa điểm như phóng to bằng hai ngón tay thì chúng có thể ghi nhận cú chạm từ một ngón tay khi ngón khác đã đang chạm ở một vị trí khác trên màn hình.



Màn hình cảm ứng điện trở cũng đang có những cải tiến lớn vài năm qua và ngày nay rất nhiều smartphone cảm ứng tầm trung sở hữu một màn hình cảm ứng điện trở có độ chính xác không thấp hơn các thiết bị cao cấp. Một số thiết bị sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở gần đây như Nokia N800, Nokia N97, HTC Tattoo và Samsung Jet. Một thiết bị nổi tiếng khác sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở là Nintendo DS, thiết bị chơi game đầu tiên sử dụng công nghệ này.
Màn hình cảm ứng điện dung
Điều bất ngờ là, thực ra thì màn hình cảm ứng điện dung còn được phát minh trước. Màn hình đầu tiên được phát triển trước màn hình cảm ứng điện trở khoảng 10 năm. Tuy nhiên, những màn hình cảm ứng điện dung hiện nay có độ chuẩn xác cao hơn và hồi đáp nhanh khi được chạm nhẹ bằng ngón tay.
Trái ngược với cảm ứng điện trở phụ thuộc vào áp lực cơ học từ ngón tay hay bút cảm ứng, màn hình cảm ứng điện dung sử dụng các thuộc tính điện từ của thân thể con người. Một màn hình cảm ứng điện dung thường được tạo bởi một lớp cách điện như kính, bao phủ bởi một vật liệu dẫn điện trong suốt ở mặt bên trong. Do cơ thể người dẫn điện nên màn hình điện dung có thể sử dụng tính dẫn điện này làm đầu vào. Khi bạn chạm vào một màn hình cảm ứng điện dung bằng ngón tay, bạn gây nên sự thay đổi tại trường điện từ của màn hình.


Thay đổi này được ghi nhận, và vị trí cú chạm được xác định bởi một bộ xử lý. Điều này được thực hiện bằng một số công nghệ khác nhau, nhưng tất cả các công nghệ này đều dựa vào sự thay đổi điện từ do cú chạm ngón tay gây ra. Điều này là nguyên nhân bạn không thể sử dụng một màn hình cảm ứng điện dung khi đeo găng tay cách điện. Tương tự với các bút cảm ứng.


Do các màn hình điện dung chỉ được tạo từ một lớp chính mà ngày càng mỏng hơn khi công nghệ nâng cao, thì những màn hình này không chỉ nhạy cảm và chuẩn xác hơn mà còn hiển thị sắc nét hơn, giống như chiếc iPhone 4S. Và tất nhiên, những màn hình cảm ứng điện dung cũng có thể hỗ trợ đa điểm, nhưng chỉ khi sử dụng vài ngón tay một lúc. Nếu một ngón tay đang chạm vào màn hình, màn hình sẽ không thể cảm nhận được cú chạm khác một cách chính xác.

Kết luận
 
Đây là những khác biệt cơ bản giữa hai loại màn hình cảm ứng thông dụng hiện nay. Đa số các thiết bị cao cấp thường coi công nghệ cảm ứng điện dung như lựa chọn số một do tính hồi đáp cao và cho phép hiển thị hình ảnh sắc nét. Nhưng công nghệ cảm ứng điện trở vẫn có những ưu điểm nhất định.

Nguồn Công Nghệ Trí Vinh

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Máy bán hàng POS Toshiba đẳng cấp vượt trội.

POS đẳng cấp thượng đế tiêu dùng...
       POS hiệu quả tối ưu bán hàng...
Ngày nay, xu hướng người tiêu dùng mua sắm tại các cửa hàng nhỏ,shop, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… ngày càng phổ biến, việc sử dụng những chiếc máy  Máy tính tiền POS đã không còn xa lạ nữa. Ngoài hoạt động để giải quyết các phép tính phức tạp với những con số khổng lồ, thì máy tính tiền cũng lưu trữ các thông tin giao dịch thay cho cả đống sổ sách.

Chính vì vậy máy tính tiền luôn là sự lựa chọn của các nhà kinh doanh. Máy tính tiền sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong quản lý thu nhân, cập nhật dữ liệu mua bán, tài chính, công nợ, tồn kho,… song song đó máy tính tiền điện tử còn trợ giúp việc chấm công nhân viên, quản lý khách hàng. Chính vì vậy máy tính tiền là công cụ tính toán nhanh nhất hiện nay.

TOSHIBA-SwiftPOS.IMAGE.lg.jpg (431×287) 

Máy Tính Tiền mang lại Hiệu quả cao nhất: Với bộ nhớ có thể quản lý mặt hàng bằng mã số hoặc mã vạch, 1 lần nhập duy nhất – bán hàng trọn đời, thật quá tiện lợi.
Máy Tính Tiền POS còn là sự lựa chọn tối ưu nhất, thể hiện tính đẳng cấp, chuyên nghiệp phục vụ khách hàng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong việc kinh doanh.
Chỉ cần thẻ tín dụng, ATM, visa...người tiêu dùng cũng có thể thanh toán các mặt hàng, dịch vụ bất cứ ở nơi nào có máy bán hàng POS, mà cần mang theo tiền mặt, và sử dụng máy POS một cách dễ dàng thân thiện, nhanh chóng, an toàn bảo mật.
Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, Toshiba đã đem đến các dòng sản phẩm máy bán hàng POS, thiết bị bán hàng với màn hình cảm ứng công nghệ cao giao diện đồ họa đẹp tạo cảm giác thân thiện đẳng cấp vượt trội hơn cho người sử dụng bên cạnh những tính năng ưu việt.

A-Máy tính tiền POS:
1.Máy tính tiền POS - Toshiba Tec Protech PS6920 Panel PC
-Tiết kiệm không gian tối đa.
-Cấu hình mạnh, vận hành nhanh. 
-Ứng dụng trong bán lẻ, vận chuyển, sản xuất và khách sạn.
-Có thể treo lên.


2.Máy tính tiền POS -Toshiba Tec -Toshiba Protech PS6630 
Toshiba Protech PS6630

-Máy POS hay kiosk POS tự phục vụ Protech PS6630 tính năng hiện đại kiểu dáng đẹp, hấp dẫn, hiệu suất cao.
-Protech  PS6630 đi kèm với màn hình ELO 15-inch cảm ứng điện trở và 2 dòng hiển thị khách hàng phía sau màn hình.
-Thích hợp  sử dụng cả bán lẻ và khách sạn, máy bán lẻ Protech PS6630 ấn tượng với thiết kế IP65 trên bảng điều khiển giúp bảo vệ máy chống lại bụi và hóa chất bị đổ.






3.Máy Tính tiền POS  - Toshiba Tec -Protech PS6920 
Protech PS6920 
-Màn hình cảm ứng, giao diện đồ họa đẹp.
-Tiết kiệm điện, kiểu dáng đẹp.
-Dễ cài đặt, xử lý nhanh.










B-Máy bán hàng POS
1.Máy bán hàng POS - Toshiba Tec - Toshiba Willpos B10 

-Kích thước nhỏ gọn.
-WILLPOS B10 có thể được gắn theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc, cho phép nó phù hợp với không gian nhỏ nhất. Thiết kế với hai màu trắng đen sắc nét kiểu dáng đẹp, và một số tùy chọn để phù hợp với tất cả các ứng dụng kinh doanh. 
-Đơn giản và dễ bảo trì.
-Các đĩa cứng máy POS có thể được  lấy ra nhanh chóng và đơn giản. Có thể dễ dàng truy cập vào các bộ phận nội bộ khác nhưng vẫn an toàn bảo trì thông minh.
-Cài đặt một nhanh chóng và thân thiện.

2.Máy bán hàng POS -Toshiba Tec -Toshiba WillPOS B20
-Thời gian vận hành nhanh chóng.
-Tiết kiệm điện.
-Các bộ xử lý năng lượng thấp mang lại một  hệ thống POS hiệu suất cao,  giảm chi phí vận hành và lượng khí thải CO2.

3.Máy bán hàng POS - Toshiba Tec - Toshiba Willpos C10 

-Máy tính tiền màn hình cảm ứng giải pháp "tất cả-trong-một ", tích hợp máy in bill.
-Ứng dụng trong bán lẻ, vận chuyển, sản xuất và khách sạn.
-Nhỏ gọn, phong cách.
-Cấu hình linh hoạt
-Vỏ bọc chắc chắn, và thiết kế chống ăn mòn,C10 WILLPOS có thể hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt nhất và đa dạng.
-Tiết kiệm điện.

4.Máy bán hàng POS - Toshiba Tec -Toshiba Willpos A10
Toshiba Willpos A10 
-Kiểu dáng đẹp thẳng đứng, màu đen, 12" hoặc 15".
-Màn hình siêu mỏng tiết kiệm không gian.
-Độ bền cao, tiết kiệm điện.








Nguồn Công Nghệ Trí Vinh

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Giới trẻ Mỹ thể hiện "đỉnh điểm tình yêu" bằng mã vạch.

Sự sáng tạo trong công nghệ biến đổi không ngừng. Để tạo nên dấu ấn đặc biệt trong đám cưới của mình, đôi tình nhân trẻ Chalaban và vị hôn phu đã tự tay sáng tạo ra những tấm thiệp mời đám cưới độc đáo bằng cách in lên đó mã vạch QR.


Mã QR (mã vạch 2 chiều) được biết đến nhiều trong các ngành quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và kinh doanh buôn bán xuất nhập khẩu. Thông tin ở dạng chữ và số thông thường sẽ được mã hóa thành một khối hình vuông, có các vạch dài ngắn khác nhau.

Ngày nay, hầu hết các dạng “điện thoại thông minh” đều có khả năng đọc được loại mã vạch này.

Chalaban là nhân viên phát triển thị trường của một công ty về máy tính (nước Mỹ). Hơn ai hết, cô hiểu rõ những lợi ích của việc đưa công nghệ gắn liền với đời sống, và đặc biệt là với ngày trọng đại của đời mình. 


 Thiệp hồng áp dụng công nghệ của đôi bạn trẻ


Điểm nhấn của dạng thiếp mời nói trên là ngoài việc đọc thông tin in bằng chữ thông thường, những vị khách còn có thể dùng điện thoại soi vào mã vạch.

Điện thoại thông minh của họ sẽ ngay lập tức phân tích thông tin, giúp khách mời truy cập trực tiếp vào website đám cưới của đôi uyên ương, và còn tự động vào lịch điện thoại, thêm ngày giờ nhắc nhở để khách không quên đến dự bữa tiệc vui vẻ đó.
Sáng tạo hơn nữa, đôi vợ chồng trẻ đã không in mã vạch QR bằng màu đen thông thường, mà đã thay đổi thành màu hồng, tạo nên màu sắc lãng mạn và nhẹ nhàng, thu hút người xem hơn.

Có thể nói đây là một bước đột phá và tạo nên xu hướng mới đối với các đám cưới thời hiện đại. Trong tương lai, rất có khả năng sẽ có thêm nhiều loại thiệp mời nữa cũng sẽ áp dụng in mã vạch như mời đầy tháng em bé, mời sinh nhật, mời họp…


Hải Vân (theo allthingsd)

Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-13


Hướng dẫn các bạn cách tính số kiểm tra mã EAN -13
1. Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra)
2. Nhân kết quả bước 1 với 3
3. Cộng giá trị của các con số còn lại
4. Cộng kết quả bước 2 với bước 3
5. Lấy bội số của 10 lớm hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là sô kiểm tra.

Ví dụ:
Tính số kiểm tra cho mã: 893456501001 C

Bước 1: 1 + 0 + 0 + 6 + 4 + 9 = 20
Bước 2: 20 x 3 = 60
Bước 3: 8 + 3 + 5 + 5 + 1 + 0 = 22
Bước 4: 60 + 22 = 82
Bước 5: 90 – 82 = 8

Mã EAN-13 hoàn chỉnh là : 893456501001 8
 

Mã vạch cung cấp nhiều tiện ích cho người tiêu dùng

Mã vạch cung cấp nhiều tiện ích cho người tiêu dùng bởi nhiều lý do. Một trong những nguyên nhân chính là những mã vạch này có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình sắp xếp và thanh toán cho khách hàng.
 
 Bạn có thể sử dụng nhãn hàng như những miếng nhãn dính, cho phép bạn đính mã vạch lên hàng hóa của mình.  Bạn có biết rằng mình có thể tiết kiệm cả khối thời gian để xác định được hàng hóa nhờ có mã vạch không? Việc sử dụng máy quét mã vạch đọc những mã vạch cho phép bạn xác định nhanh chóng có bao nhiêu hàng hóa trên kệ.
 
 
 Mỗi lần có một sản phẩm bán ra, nó sẽ được tự động trừ ra khỏi số hàng hóa hiện có. Điều này dành ra cho bạn một khoảng thời gian quí báu để phục vụ khách hàng tốt hơn. Một thuận lợi khác của nhãn hàng này là có thể xác định được món nào được mua và món nào còn lại.
 
 Ví dụ: nếu một khách hàng mua một chai dầu gội hương vani và một chai dầu gội hương lavender của cùng một hãng, bạn sẽ biết rõ mùi nào được bán ra thay vì phải phân loại sản phẩm theo đúng tên hãng. Mã vạch rất tuyệt khi dùng làm nhãn hàng cho các sản phẩm như DVD, CD, băng VHS và những đồ điện tử khác. 
 
Với nhãn dính, thật dễ dàng để có được những nhãn hàng giúp bạn kiểm soát chất lượng và số hàng hóa chính xác. Bạn có thể ấn định một mã vạch riêng cho mỗi loại hàng riêng lẻ và một mã khác cho tên nhà sản xuất, thể loại hay bộ sưu tập cụ thể. Một lợi ích nữa của nhãn hàng và nhãn dính là vì những mục đích quảng bá. Bạn có thể đặt làm những cái nhãn trắng tùy biến để dùng làm miếng dán lớn hay thậm chí là dán nó lên biên lai. 
 
 
 
 
Những cái nhãn bằng nhựa vinyl chất lượng hàng đầu này rất tốt cho việc quảng cáo công ty hay sản phẩm cụ thể của bạn. Muốn thiết kế nhãn hàng của riêng mình ư. Có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn: kích cỡ, chất liệu và những gì bạn muốn ghi trên nhãn. Thậm chí bạn có thể chọn lựa số mã vạch của riêng mình và nhờ người ta thiết kế một kích cỡ đặc biệt phù hợp với dòng sản phẩm và hệ thống hàng hóa mà bạn hiện có. 
 
Việc chuyển đổi các mã vạch cho bạn và cả công ty bạn chưa bao giờ đơn giản hơn lúc này. Các mã vạch, nhãn hàng và nhãn dính có thể được sửa đổi theo loại mực bạn muốn dùng. Có nhiều kiểu như in truyền nhiệt, in laser, in nhiệt trực tiếp và thậm chí là in kim. Làm như thế này giúp bạn chỉnh sửa các nhãn đúng với nhu cầu cụ thể và phù hợp với túi tiền của bạn. Ngày nay các sản phẩm rất đa dạng, đòi hỏi phải có một hệ thống tiện lợi thích hợp để kiểm kê hàng hóa, đóng nhãn sản phẩm và giúp khách hàng dễ mua đồ hơn. 
 
Việc có thể điều chỉnh nhãn hiệu và quảng cáo cho doanh nghiệp sẽ mang lại cho bạn nhiều thời gian tập trung vào những nhu cầu cụ thể của khách hàng hơn. Bạn có thể cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt hơn vì bạn có nhiều thời gian tập trung vào khách hàng hơn. Những nhãn hiệu rõ ràng sẽ giúp họ biết sản phẩm này là gì, giá cả và bất kỳ thông tin phụ nào mà bạn đính kèm. Những nhãn hiệu đặc trưng này còn giúp kiểm kê và thanh toán dễ hơn. 
 
Ví dụ: Nếu có một vị khách yêu cầu được biết liệu một sản phẩm nào đó còn hay hết, rất đơn giản chỉ cần bạn lấy số mã vạch ra và nói cho họ biết có bao nhiêu món còn bán. Bạn không phải đi ra kệ và xem món hàng đó có còn không. 
 
Hay khi họ muốn biết bạn có bán đĩa DVDR hộp 24 cái không, thay vì giữ họ lại và bắt họ chờ trong khi bạn đi đến các gian hàng để kiểm tra xem liệu nó còn trong kho hay không, thì bạn chỉ cần bấm vào sản phẩm vì danh mục hàng hóa đã được sắp xếp theo mã vạch hiển thị trên vi tính.

Nguồn Công Nghệ Trí Vinh

Mã vạch dùng chung UPC (Universal Product Code)


UPC là 1 lọai ký hiệu mã hóa số được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhằm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Người ta sử dụng UPC như "giấy phép bằng số" cho các sản phẩm riêng lẽ.


UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được. Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt
Nhìn ký hiệu UPC như hình bên ta thấy tổng cộng gồm 12 ký số:
Ký số thứ 1: Ở đây là số 0, gọi là ký số hệ thống số (number system digit) hoặc còn gọi là "Family code". Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai của sản phẩm như sau:
* 5 - Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa
* 4 - Dành cho người bán lẽ sử dụng
* 3 - Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến y tế.
* 2 - Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.
* 0, 6, 7 - Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất.
Năm ký số thứ 2: Trong mẫu này, tượng trưng là 12345, ám chỉ mã người bán (Vendor Code), mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất (Manufacturer code). Ở Hoa kỳ, mã này được cấp bởi hiệp hội UCC (The Uniform Code Council) và mã được cấp cho người bán hoặc nhà sản xuất là độc nhất. Như vậy khi hàng hóa lưu thông trên thị trường bằng mã UPC thì chỉ cần biết được 5 ký số này là có thể biết được xuất xứ của hàng hóa.
Năm ký số kế tiếp: Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm .
Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tòan bộ số UPC
UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp.
Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ
Trong mã vạch UPC-A, mỗi số được biểu diễn theo chuỗi 7 bit, được mã hóa thành một dãy các vạch và khoảng trắng có độ rộng khác nhau. Các vạch bảo vệ được hiển thị với màu xanh lục, chia tách hai nhóm sáu số.

Trong mã vạch UPC-A, mỗi số được biểu diễn theo chuỗi 7 bit, được mã hóa thành một dãy các vạch và khoảng trắng có độ rộng khác nhau. Các vạch bảo vệ được hiển thị với màu xanh lục, chia tách hai nhóm sáu số.UPC-A (tên chính thức hiện nay là EAN.UCC-12) mã hóa 12 số như sau: SLLLLLLMRRRRRRE, trong đó S (bắt đầu) và E (kết thúc) là các bit mẫu 101, M (giữa) là các bit mẫu 01010 (gọi là các vạch bảo vệ), và mỗi L (trái) và R (phải) là các số, mỗi số dài 7 bit. Tổng cộng có 95 bit. Mẫu chuỗi bit cho mỗi giá trị số được thiết kế sao cho chúng khác nhau một chút, và không có quá 4 bit 1 hay 0 trong chuỗi. Cả hai giá trị bit này đều có khả năng đọc được trong quá trình quét.

Các mã vạch UPC-A giống như các loại mã vạch UPC khác, chỉ mã hóa các giá trị số, mà không mã hóa các chữ cái hay các ký tự dấu câu. Số bên trái (L) đầu tiên bằng 0 đối với các mặt hàng thông thường, 3 cho các mặt hàng dược phẩm, 2 đối với các mặt hàng bán theo trọng lượng, và 5 dành cho vé hay phiếu (mặc dù các cửa hàng thông thường không dùng số này mà sử dụng 000000 hay 999999). Các số bên trái (L) còn lại là mã nhà sản xuất. Năm số bên phải (R) đầu tiên là mã sản phẩm được nhà sản xuất tự đánh số. Số bên phải R cuối cùng là số kiểm tra, để phát hiện các sai sót trong quá trình quét hay nhập liệu thủ công. Trong hệ thống của UPC-A, số kiểm tra được tính như sau:

Lấy tổng của tất cả các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, v.v) và nhân với 3 được số A.
Lấy tổng của tất cả các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, v.v) được số B.
Lấy tổng của hai số nói trên (A+B)
Lấy hiệu của số lớn nhất chia hết cho 10 (gần nhất với số đã tìm thấy (A+B)) và số đó. Hiệu số chính là số kiểm tra.
Ví dụ, mã vạch UPC-A "03600029145X" trong đó X là số kiểm tra, thì X có thể tính bằng cách lấy tổng các số ở vị trí lẻ (0+6+0+2+1+5 = 14), nhân với 3 (14 × 3 = 42), cộng thêm với tổng các số ở vị trí chẵn 42+(3+0+0+9+4) = 58 và lấy hiệu của số chia hết cho 10 lớn nhất gần với nó (60 - 58 = 2). Do đó số kiểm tra bằng 2 và chuỗi hoàn chỉnh là "036000291452".

Các mặt hàng dược phẩm tại Mỹ có số hệ thống trong UPC như là số NDC của họ (viết tắt của từ tiếng Anh: National Drug Control). Các mặt hàng bán theo trọng lượng, chẳng hạn như thịt hay hoa quả tươi hoặc rau xanh, được gắn số UPC-A bởi cửa hàng nếu chúng được đóng gói ở đó. Trong trường hợp này, các số bên trái LLLLL là số của mặt hàng, và các số bên phải _RRRR hoặc là trọng lượng hoặc là giá của chúng, với số R đầu tiên xác định điều này. Tương tự, vé hay phiếu có mã trong LLLLL, giá trị được lấy ra từ _RRRR, và giá trị này là phần trăm hay là giá trị bằng chữ được mã hóa trong số bên phải (R) đầu tiên.

Mã vạch tình yêu

Heart-Barcode-1973488.jpg (450×389)


Đừng mã hóa tình yêu cho em
Vì tình yêu không là hàng hóa
Mọi thứ trên quầy có giá
Còn tình yêu thì không!

Cánh cửa tâm hồn - Những đường thẳng song song
Có giữ được sóng lòng em tràn ngõ
Những yêu thương chất đầy ngăn tim nhỏ
Rạo rực suốt ngày đêm

Đừng mã hóa tình yêu của em
Khi khát thèm không thể đem cân đong thêm nếm
Và nỗi nhớ không thể biến thành tiền mà đếm
Thì đừng gắn vạch cho em

Mã vạch tình yêu - Những đường kẻ màu đen
Lạnh lùng kề nhau như những chiến binh ra trận
Tình yêu em không mang màu thù hận
Anh đừng gắn vạch lên em

Nét thanh đậm không tạo nên
Những cung bậc buồn vui vào mùa cây thay lá
Tình yêu là vô giá
Xin anh đừng mã hóa tình em.

TRƯƠNG NAM CHI

Mỹ nhận dạng vật nuôi bằng... mã vạch

Tại Mỹ, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh động vật nuôi quy định, người chủ nuôi chó, mèo phải đến đăng ký, khai báo về nguồn gốc xuất xứ của vật nuôi.
Việc đưa chó, mèo vào quản lý thực ra là điều không hề mới với các nước trên thế giới. Tại Mỹ, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh động vật nuôi quy định, người chủ nuôi chó, mèo phải đến đăng ký, khai báo về nguồn gốc xuất xứ của vật nuôi với bộ phận quản lý động vật nuôi của chính quyền địa phương.
Mỗi con vật nuôi được nhận dạng theo một mã số vạch đã lưu trong hệ thống quản lý. Tùy theo từng tiểu bang, các quy định ban hành có thể khác nhau đôi chút, nhưng một số quy định bắt buộc gồm, trình giấy chứng nhận sức khỏe của con vật, trình giấy tiêm chủng, tiêm phòng các loại bệnh dại, bệnh truyền nhiễm mà con vật đã được tiến hành.

Cứ 3 tháng một, những người chủ phải trình giấy kiểm tra tiêm phòng, cũng như kiểm tra sức khỏe của động vật nuôi. Ngoài ra, chủ vật nuôi còn phải tuân thủ các quy định an toàn khác như bịt mõm cho vật nuôi là chó khi đưa ra môi trường bên ngoài…
Còn tại Malaysia, những người nuôi chó cũng phải tham gia các lớp học về trách nhiệm của người chủ. Ngoài ra, Malaysia còn ban hành quy định, người nuôi chó phải xin phép láng giềng phía trước, sau, bên trái và bên phải nhà mình trước khi được nuôi chó.
Tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, chính quyền địa phương áp dụng quy định “chính sách một con chó” để tăng không gian sống, bảo vệ môi trường và vệ sinh dịch tễ cho con người. Quy định của thành phố Thượng Hải nêu rõ, bất cứ hộ gia đình nào có nhu cầu nuôi chó đều phải tiến hành đăng ký, tiêm vaccin ngừa bệnh dịch và phải chi trả lệ phí hàng năm.

Mã vạch ADN chống hàng dỏm.

Trong nỗ lực loại bỏ hàng điện tử kém phẩm chất hoặc đồ dỏm, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu áp dụng mã vạch ADN để theo dõi nguồn gốc của thiết bị.
Vào tháng tới, những linh kiện điện tử bán cho quân đội Mỹ sẽ được đính kèm một đoạn ADN nhân tạo, nhằm loại bỏ khả năng bị kẻ xấu đổi thiết bị. Lầu Năm Góc đang đau đầu về nạn tráo linh kiện giả, vì những con chip đó sẽ được trang bị cho chiến đấu cơ, trực thăng hoặc kính hồng ngoại ban đêm, có nghĩa là cần độ chính xác cực cao. Nếu vi mạch không hoạt động, máy bay không cất cánh được; tệ hơn là hoạt động trong tình trạng bộ phận chủ chốt có thể trục trặc bất cứ lúc nào. Báo cáo của Ủy ban Quân vụ thượng viện Mỹ vào tháng 11/2011 cho biết đã phát hiện được 1.800 trường hợp linh kiện đáng nghi ngờ. Từ đó đến nay, quốc hội Mỹ đã chất vấn dữ dội các nhà thầu quân sự về hệ thống cung cấp của họ.


Công nghệ mã vạch ADN giúp siết chặt an ninh quốc phòng ở Mỹ
Công nghệ mã vạch ADN giúp siết chặt an ninh quốc phòng ở Mỹ

Theo Fox News, hãng công nghệ Applied ADN Sciences ở New York đã hợp tác với Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng để đưa ra một giải pháp ban đầu chỉ áp dụng cho hàng dệt may: cấy ADN. Đoạn ADN được trộn trong mực và in thẳng lên con chip. Bình thường mực trong trạng thái vô hình, chúng chỉ hiện ra dưới ánh sáng laser, giống như gắn thẻ tàng hình lên từng món đồ. Chưa dừng lại ở đó, các thẻ ADN này không thể bị sao chép, bảo đảm rằng các linh kiện xuất xứ từ đúng nhà máy. Lý do khiến kẻ xấu khó bắt chước mã ADN gốc vì các đoạn gene được sắp xếp hết sức phức tạp.
ADN làm từ 4 phân tử khác nhau: adenine, guanine, cytosine và thymine. Chúng chỉ có thể kết nối theo từng cặp, gọi là cặp cơ sở, được viết thành GC hoặc AT. Các cặp cơ sở sắp hàng để tạo thành đường xoắn ốc đôi của ADN. Để giải mã ADN, đầu tiên phải phóng đại cả đoạn gene, bằng cách hòa tan nó vào dung dịch và sau đó thêm vào các hóa chất để kích thích chúng tự sao chép. Trong một cơ thể sống, các đoạn ADN được cấu tạo theo từng khuôn mẫu nhất định, và sự sắp xếp các cấu trúc phân tử GC - AT không phải ngẫu nhiên. Khi chúng đã tạo thành chuỗi, một nhà khoa học mới có thể xác định thứ tự của chúng. Từ đó, người này sẽ chỉ ra được protein nào được mã hóa.
Hãng Applied ADN Sciences đã lấy các cặp cơ sở và kết hợp chúng theo trình tự ngẫu nhiên. Nắm trong tay đủ cặp cơ sở, công ty có thể đưa ra hàng triệu tổ hợp khác nhau, theo Karim Berrada, Giám đốc về công thức ADN của Applied ADN Sciences. Số lượng các tổ hợp khá lớn dù chỉ dựa trên một nhóm nhỏ các cặp cơ sở. Với mỗi A, G, C hoặc T, đã có 4 khả năng tổ hợp, nên một chuỗi gồm 10 cặp cũng đã có hơn 1 triệu kết quả. Nếu một người muốn giải mã mẩu ADN trên con chip mà không biết được cấu trúc chính xác của các cặp cơ sở, kết quả thu được sẽ không bao giờ trùng được bản gốc, theo cam đoan của các chuyên gia của Applied ADN Sciences. Và như vậy, họ loại bỏ được khả năng bị đánh tráo thiết bị.
Ngoài lĩnh vực quốc phòng, công nghệ mới mở ra ứng dụng tiềm năng cho thị trường an ninh toàn cầu, vốn trị giá đến 85 tỉ USD/năm. Công ty GeneWork ở Úc đang đợi cấp bằng sáng chế về công nghệ này trước khi có thể triển khai với mục đích thương mại. Công nghệ mã vạch ADN có thể được áp dụng cho tiền giấy, rượu, dược phẩm, chip vi tính, tác phẩm nghệ thuật và thậm chí lên người thật trong trường hợp cần theo dõi các thành viên thuộc tập đoàn tội phạm có tổ chức, theo tờ The Adelaide Now.
Theo Thanh Niên, Foxnews

Khoảng trắng mã vạch

1349781407_barcode3_9d83d.jpg (400×276)


giữa chúng mình
là ánh hồ quang giao tuyến
hai chất điểm nhỏ bé
trên hai mặt phẳng khác phương và chiều
thiên di ở hai đầu khoảng cách
khuyết một cuộc hẹn
trớ trêu chung bữa tiệc trái tim
thượng đế người chơi trò mã hóa
khoảng trắng
mã vạch
trong bóng đêm
hai con lật đật
với
 một hải trình nước mắt
ngờ nghệch
lệch phương và chiều 
khoảng trắng

mã vạch
dẫu đen trắng khác biệt

nhưng giữa trong đục cuộc đời
còn mãi chờ đợi nhau...
                                Dương Vũ

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Thiết bị bán hàng POS cho ngành bán lẻ

POS hay PoS là một thuật ngữ viết tắt của Point of Sale (hay point-of-sale, hoặc point of service). Nó sử dụng cho các shop bán lẻ (retail shop), tại quầy thanh toán tiền (check out counter) trong shop, hay là một vị trí có thể thay đổi được khi mà giao dịch xuất hiện trong loại của môi trường kiểu này. Thêm nữa, point of sale thỉnh thoảng đáp ứng giống như một hệ thống tính tiền (electronic cash register system). PoS được sử dụng trong các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân vận động, casino, nói chung nó thích hợp cho môi trường bán lẻ- tóm lại, nó là thứ phục vụ cho việc bán hàng, một điểm bán hàng trong một hệ thống bán hàng (point of sale system).


RP7BundleTGSDrop.png (735×466)
Các cửa hàng truyền thống
Một quầy tính tiền ( check-out counter), checkstand(USA), hay check-out(UK) là khu vực được chọn để thu tiền cho cửa hàng ( store), như trong siêu thị hay một khu vực các cửa hàng. Ở đó có một nhân viên thu ngân ( Cashier) thực hiện việc thu tiền, hàng hoá phải qua đây, được kiểm tra, sau đó khách hàng trả tiền và mang hàng hoá về.
Kỹ thuật POS
Là sự kết hợp sử dùng giứa phần cứng và phần mềm cho quầy tính tiền, và có thể đó là một vị trí lưu động, với các hệ thống không dây (wireless systems)
Hệ thống POS phát triển từ là một loại máy tính tiền cơ khí sử dụng các thanh ghi dịch( mechanical cash registers) vào đầu thế kỷ 20. Những ví dụ của loại máy tính tiền này như là sử dụng thanh ghi NCR(crank) và loại cao hơn đó là thanh ghi Burrough.Các thanh ghi này ghi lại dữ liệu vào các cuộn băng từ(journal tapes) và đòi hỏi phải sao chép lại các thông tin này vào hệ thống của người quản lý bán lẻ. Bước tiếp theo trong quá trình phát triển là việc sử dụng điện cho các máy tính tiền. Một thí dụ cho loại này là thanh ghi NCR Class 5. Vào năm 1973 một loại máy mới ra đời được được dẫn hướng bằng máy tính được giới thiệu, là IBM 3653 Store System và NCR 2150. Một số loại khác dựa trên sự cơ sở máy tính như là Regitel, TRW, và Datachecker. Vào năm 1973 lần đầu tiên giới tiệu máy đọc mã vạch UPC/EAN có trong hệ thống POS. Năm 1986, các hệ thống POS chủ yếu dựa trên kỹ thuật máy tính với sự ra đời của IBM 4683.
Suốt trong những năm 1980 đến 90 các thẻ tín dụng hoạt động độc lập được tích hợp phát triển xử lý các thẻ tín dụng có trong hệ thống POS có thể dễ dàng và an toàn Model được giới thiệu ở đay là VeriFone Tranz 330, Hypercom T7 Plus, hay Lipman Nurit 2085. Nó là các thiết bị đơn giản. Một số hệ thống POS không dây sử dụng cho các cửa hàng ăn không chỉ cho phép xử lý thanh toán di động, chúng còn cho phép server xử lý chính xác tất cả các món ăn. Vào năm 2005, hệ thống POS dùng cho bán lẻ không những phục vụ muc đích bán lẻ mà cho khả năng kết nối mạng sử dụng trong thương mại. Trên thực tế, rất nhiều hệ thống bán lẻ POS hoạt động hơn là một “point of sale”. Khi chỉ phục vụ cho 4&5 nhà bán lẻ, có nhiều hệ thống POS tích hợp nhiều account, quản lý thông minh, mở dự báo bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng ( customer relation management CRM), quản lý dịch vụ, số tiền thuê, và số tiền phải trả cho nhân viên.
Với những tuỳ chọn phong phù, một điều trở nên phổ biến mà dễ dàng ta sẽ phải nghe tới đó là các sản phẩm phần mềm cho POS như: retail management software, business management software, POS system, and point of sale software.
Phần mềm POS đơn giản
Một ECR đầu tiên được chương trình hoá bằng phần mềm và giới hạn về chức năng và khả năng kết nối được giới thiệu vào năm 1973 bởi IBM, IBM 3650 và 3660 Store, điều khiển128 IBM 3653/3663 Point of Sale Registers. Hệ thống này là bản thương mại đầu tiên sử dụng kỹ thuât client-server technology, peer to peer communications, Local Area Network (LAN) đồng thời backup, and remote initialization. Vào giữa nhưng năm 1974, nó được sử dụng trong Pathmark Stores tại New Jersey và Dillards Department Stores. Khả năng lập chương trình cho phép các nhà bán lẻ rất linh hoạt. Vào năm 1979 Gene Mosher's Old Canal Cafe tại Syracuse, New York sử dụng phần mềm POS viết bởi Mosher chạy trên máy Apple II giúp cho khách hàng tiện lợi trong quán ăn, và nó còn cho phép gửi thông báo tới nhà bếp Năm 1985 Mosher giới thiệu loại có màn hình cảm ứng (touchscreen-driven), mầu, giao diện POS. Phần mềm này chạy trên Atari ST, là sản phẩm máy tính đồ hoạ đầu tiên trên thế giới. Cuối thế kỷ 20 Mosher phát triển phàn mềm này cho các nhà sản xuất máy tính tiền và phần mềm phát triển POS, và nó được coi như là chuẩn của hệ thống phần mềm POS.
Các chuẩn phần cứng POS
Có 2 chuẩn dành cho thiết bị phần cứng của POS là OPOS và JavaPOS, cả hai đều tương thích với UnifiedPOS, chuẩn bởi tổ chức bán lẻ quốc tế ( The National Retail Foundation). OPOS ( OLE for POS) là chuẩn phổ biến đầu tiên được giới thiệu bởi Microsoft, NCR Corporation, Epson, và Fujisu-ICL. OPOS dựa trên chuẩn giao tiếp cổng COM, cho phép sử dụng các chương trình ngôn ngữ của Microsoft. OPOS phát hành năm 1996, JavaPOS được giới thiệu bởi Sun Microsoftsystem, IBM và NCR Corporation năm 1997.
Về sau, cùng với sự phát triển ồ ạt của mô hình "chuỗi POS", nhu cầu quản lý tập trung được đặt ra. Một số hãng sản xuất phần mềm đã đưa ra giải pháp thay thế các POS chuyên dụng bằng các phần mềm "POS" chạy trên máy PC. Với một PC, người dùng có thể gắn thêm các thiết bị có liên quan (thông thường là Barcode Reader - thiết bị đọc mã vạch - và Bill Printer - máy in Bill chuyên dụng) - cùng với việc cài đặt một POS software - người dùng có thể sở hữu một máy POS hoàn chỉnh với độ tùy biến cao; đồng thời, có thể tận dụng ưu điểm của các giao thức truyền thông trên PC để giải quyết tốt vấn đề tích hợp dữ liệu bán lẻ từ các POS về cơ sở dữ liệu trung tâm, cũng như tiếp nhận các dữ liệu mang tính "chính sách" được phân phối từ trung tâm đến các POS.
Phương thức truyền thông POS
Có nhiều giao thức truyền thông trong các hệ thống POS sử dụng để điều khiển thiết bị ngoại vi. Ta có thể nói tới
§                    EPSON Esc/POS
§                    UTC Standard
§                    UTC Enhanced
§                    AEDEX
§                    ICD 2002
§                    Ultimate
§                    CD 5220
§                    DSP-800
§                    IBM dumb terminal
§                    ADM 787/788.
Chúng được tạo ra bởi những công ty chế tạo các thiết bị ngoại vi khác nhau. EMAX, sử dụng EMAX international, kết hợp giữa thiết bị của AEDEX và IBM. Rất nhiều thiết bị, như hiển thị và máy in, hỗ trợ giao thức để hoạt động với các thương hiệu khác nhau của thiết bị bán hàng POS và máy tính.

Máy in thẻ.

Máy in thẻ là một máy in để bàn điện tử với nhiệm vụ in ấn và cá nhân hoá thẻ nhựa. Trong việc in thẻ cá nhân, chúng được tiêu chuẩn hóa. Kích thước thẻ thường là 85,60 x 53,98 mm, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO / IEC 7810 ID-1. Định dạng này cũng được sử dụng trong thẻ ATM, thẻ điện thoại, vé điện tử, CMTND và thẻ bảo hiểm y tế. Các thẻ này cũng được biết tới như thẻ ngân hàng... Máy in thẻ được kiểm soát bởi các trình điều khiển máy in tương ứng hoặc bằng các phương tiện của một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

 
greeting-card-printers.jpg (425×282)


Quá trình 

Các máy in thẻ sử dụng một nguyên tắc như nhau: thẻ nhựa được thông qua cho vào một đầu in nhiệt cùng một lúc như một dải ruy băng có màu. Màu sắc từ băng được chuyển vào thẻ thông qua nhiệt từ đầu in. Việc thực hiện tiêu chuẩn cho in thẻ là 300 dpi (300 chấm trên mỗi inch, tương đương 11,8 chấm trên mỗi mm). Có các quy trình in ấn khác nhau, chúng khác nhau về chi tiết: 

Truyền nhiệt  Chủ yếu được sử dụng để cá nhân hoá thẻ nhựa in sẵn trong đơn sắc. Màu sắc được "chuyển giao" từ ribbon màu (đơn sắc) vào thẻ. 

Nhuộm thăng hoa  Quá trình này sử dụng bốn tấm màu sắc theo các ribbon màu CMYK. Thẻ được in đi theo đầu in nhiều lần mỗi lần với bảng điều khiển băng tương ứng. Mỗi màu sắc trong lần lượt là khuếch tán (thăng hoa) trực tiếp lên thẻ.

Vì vậy, nó có thể tạo ra một màu có độ sâu cao (lên đến 16 triệu màu) trên một thẻ. Sau đó một lớp phủ trong suốt (O) còn được biết đến như một lớp phủ ngoài (T) được đặt trên thẻ để bảo vệ nó khỏi hao mòn cơ khí và và để làm cho khả năng chống tia UV in hình ảnh. 

Công nghệ đảo ngược hình ảnh  Các tiêu chuẩn cho các ứng dụng thẻ bảo mật cao sử dụng liên lạc và thẻ chip thông minh không tiếp xúc. Công nghệ in hình ảnh lên mặt dưới của một bộ phim đặc biệt qua bề mặt của thẻ thông qua nhiệt và áp suất.

Vì quá trình này chuyển thuốc nhuộm và nhựa trực tiếp vào một bộ phim trơn tru, linh hoạt, đầu in không bao giờ tiếp xúc với bề mặt thẻ riêng của mình. Như vậy, sự gián đoạn bề mặt thẻ như chip thông minh, rặng núi gây ra bởi nội bộ RFID râu và các mảnh vỡ không ảnh hưởng đến chất lượng in. Thậm chí in trên các cạnh là có thể. 

Quá trình nhiệt in ghi lại  Ngược lại phần lớn các máy in thẻ khác, trong quá trình ghi lại thẻ không được cá nhân hoá thông qua việc sử dụng một dải ruy băng màu sắc, nhưng bằng cách kích hoạt một lá nhiệt nhạy cảm trong chính các.

Các thẻ này có thể được cá nhân hoá nhiều lần, tẩy xóa và viết lại. Việc sử dụng thường xuyên nhất trong số này là chip dựa trên chứng minh học sinh, có hiệu lực thay đổi mỗi học kỳ. 

Tùy chọn  

Bên cạnh các chức năng cơ bản của thẻ in, máy in thẻ cũng có thể đọc và mã hóa dải từ cũng như liên lạc và liên hệ với thẻ chip RFID (thẻ thông minh) tự do. Vì vậy, máy in thẻ cho phép mã hóa thẻ nhựa trực quan và hợp lý. Có sự khác biệt giữa các máy in thẻ duy nhất và hai mặt với một trạm lật tự động. Thẻ nhựa cũng có thể ép sau khi in.

Thẻ nhựa được dát mỏng sau khi in để đạt được một sự gia tăng đáng kể độ bền và mức độ lớn hơn của công tác phòng chống sao chép bất hợp pháp.

 Ứng dụng  Cùng với việc sử dụng việc chấm công truyền thống và kiểm soát truy cập (đặc biệt với hình ảnh cá nhân), vô số ứng dụng khác đã được tìm thấy cho thẻ nhựa, ví dụ như cho khách hàng cá nhân và thẻ thành viên cho các môn thể thao bán vé và trong các hệ thống giao thông công cộng địa phương để sản xuất vé tháng, thẻ thông minh, cho việc sản xuất các trường học và chứng minh đại học cũng như cho sản xuất thẻ ID quốc gia.

Mã QR

Mã QR là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa làđáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản.
Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di dộng có gắn camera (camera phone) ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động.
Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùngmáy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu.
Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng giêng năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng sáu năm 2000.
Superqr.svg
Cấu trúc của một kí hiệu mã QR. Nhờ các hoa văn định vị, mã QR có thể được đọc ở 360°.
   
Khả năng lưu trữ dữ liệu mã QR
Số đơn thuầnTối đa 7.089 kí tự
Số và chữ cáiTối đa 4.296 kí tự
Số nhị phân (8 bit)Tối đa 2.953 byte
Kanji/KanaTối đa 1.817 kí tự
Khả năng sửa chữa lỗi
Mức L7% số từ mã (codeword) có thể được phục hồi.
Mức M15% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức Q25% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức H

Vi mã QR (Micro QR Code)
30% số từ mã có thể được phục hồi.


 Vi mã QR là phiên bản thu nhỏ của tiêu chuẩn mã QR với ít tính năng hơn để xử lý các bản quét lớn.
Có một số hình thức vi mã QR khác nhau, cao nhất trong số đó có thể giữ 35 kí tự.