Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Thiết bị bán hàng POS cho ngành bán lẻ

POS hay PoS là một thuật ngữ viết tắt của Point of Sale (hay point-of-sale, hoặc point of service). Nó sử dụng cho các shop bán lẻ (retail shop), tại quầy thanh toán tiền (check out counter) trong shop, hay là một vị trí có thể thay đổi được khi mà giao dịch xuất hiện trong loại của môi trường kiểu này. Thêm nữa, point of sale thỉnh thoảng đáp ứng giống như một hệ thống tính tiền (electronic cash register system). PoS được sử dụng trong các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân vận động, casino, nói chung nó thích hợp cho môi trường bán lẻ- tóm lại, nó là thứ phục vụ cho việc bán hàng, một điểm bán hàng trong một hệ thống bán hàng (point of sale system).


RP7BundleTGSDrop.png (735×466)
Các cửa hàng truyền thống
Một quầy tính tiền ( check-out counter), checkstand(USA), hay check-out(UK) là khu vực được chọn để thu tiền cho cửa hàng ( store), như trong siêu thị hay một khu vực các cửa hàng. Ở đó có một nhân viên thu ngân ( Cashier) thực hiện việc thu tiền, hàng hoá phải qua đây, được kiểm tra, sau đó khách hàng trả tiền và mang hàng hoá về.
Kỹ thuật POS
Là sự kết hợp sử dùng giứa phần cứng và phần mềm cho quầy tính tiền, và có thể đó là một vị trí lưu động, với các hệ thống không dây (wireless systems)
Hệ thống POS phát triển từ là một loại máy tính tiền cơ khí sử dụng các thanh ghi dịch( mechanical cash registers) vào đầu thế kỷ 20. Những ví dụ của loại máy tính tiền này như là sử dụng thanh ghi NCR(crank) và loại cao hơn đó là thanh ghi Burrough.Các thanh ghi này ghi lại dữ liệu vào các cuộn băng từ(journal tapes) và đòi hỏi phải sao chép lại các thông tin này vào hệ thống của người quản lý bán lẻ. Bước tiếp theo trong quá trình phát triển là việc sử dụng điện cho các máy tính tiền. Một thí dụ cho loại này là thanh ghi NCR Class 5. Vào năm 1973 một loại máy mới ra đời được được dẫn hướng bằng máy tính được giới thiệu, là IBM 3653 Store System và NCR 2150. Một số loại khác dựa trên sự cơ sở máy tính như là Regitel, TRW, và Datachecker. Vào năm 1973 lần đầu tiên giới tiệu máy đọc mã vạch UPC/EAN có trong hệ thống POS. Năm 1986, các hệ thống POS chủ yếu dựa trên kỹ thuật máy tính với sự ra đời của IBM 4683.
Suốt trong những năm 1980 đến 90 các thẻ tín dụng hoạt động độc lập được tích hợp phát triển xử lý các thẻ tín dụng có trong hệ thống POS có thể dễ dàng và an toàn Model được giới thiệu ở đay là VeriFone Tranz 330, Hypercom T7 Plus, hay Lipman Nurit 2085. Nó là các thiết bị đơn giản. Một số hệ thống POS không dây sử dụng cho các cửa hàng ăn không chỉ cho phép xử lý thanh toán di động, chúng còn cho phép server xử lý chính xác tất cả các món ăn. Vào năm 2005, hệ thống POS dùng cho bán lẻ không những phục vụ muc đích bán lẻ mà cho khả năng kết nối mạng sử dụng trong thương mại. Trên thực tế, rất nhiều hệ thống bán lẻ POS hoạt động hơn là một “point of sale”. Khi chỉ phục vụ cho 4&5 nhà bán lẻ, có nhiều hệ thống POS tích hợp nhiều account, quản lý thông minh, mở dự báo bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng ( customer relation management CRM), quản lý dịch vụ, số tiền thuê, và số tiền phải trả cho nhân viên.
Với những tuỳ chọn phong phù, một điều trở nên phổ biến mà dễ dàng ta sẽ phải nghe tới đó là các sản phẩm phần mềm cho POS như: retail management software, business management software, POS system, and point of sale software.
Phần mềm POS đơn giản
Một ECR đầu tiên được chương trình hoá bằng phần mềm và giới hạn về chức năng và khả năng kết nối được giới thiệu vào năm 1973 bởi IBM, IBM 3650 và 3660 Store, điều khiển128 IBM 3653/3663 Point of Sale Registers. Hệ thống này là bản thương mại đầu tiên sử dụng kỹ thuât client-server technology, peer to peer communications, Local Area Network (LAN) đồng thời backup, and remote initialization. Vào giữa nhưng năm 1974, nó được sử dụng trong Pathmark Stores tại New Jersey và Dillards Department Stores. Khả năng lập chương trình cho phép các nhà bán lẻ rất linh hoạt. Vào năm 1979 Gene Mosher's Old Canal Cafe tại Syracuse, New York sử dụng phần mềm POS viết bởi Mosher chạy trên máy Apple II giúp cho khách hàng tiện lợi trong quán ăn, và nó còn cho phép gửi thông báo tới nhà bếp Năm 1985 Mosher giới thiệu loại có màn hình cảm ứng (touchscreen-driven), mầu, giao diện POS. Phần mềm này chạy trên Atari ST, là sản phẩm máy tính đồ hoạ đầu tiên trên thế giới. Cuối thế kỷ 20 Mosher phát triển phàn mềm này cho các nhà sản xuất máy tính tiền và phần mềm phát triển POS, và nó được coi như là chuẩn của hệ thống phần mềm POS.
Các chuẩn phần cứng POS
Có 2 chuẩn dành cho thiết bị phần cứng của POS là OPOS và JavaPOS, cả hai đều tương thích với UnifiedPOS, chuẩn bởi tổ chức bán lẻ quốc tế ( The National Retail Foundation). OPOS ( OLE for POS) là chuẩn phổ biến đầu tiên được giới thiệu bởi Microsoft, NCR Corporation, Epson, và Fujisu-ICL. OPOS dựa trên chuẩn giao tiếp cổng COM, cho phép sử dụng các chương trình ngôn ngữ của Microsoft. OPOS phát hành năm 1996, JavaPOS được giới thiệu bởi Sun Microsoftsystem, IBM và NCR Corporation năm 1997.
Về sau, cùng với sự phát triển ồ ạt của mô hình "chuỗi POS", nhu cầu quản lý tập trung được đặt ra. Một số hãng sản xuất phần mềm đã đưa ra giải pháp thay thế các POS chuyên dụng bằng các phần mềm "POS" chạy trên máy PC. Với một PC, người dùng có thể gắn thêm các thiết bị có liên quan (thông thường là Barcode Reader - thiết bị đọc mã vạch - và Bill Printer - máy in Bill chuyên dụng) - cùng với việc cài đặt một POS software - người dùng có thể sở hữu một máy POS hoàn chỉnh với độ tùy biến cao; đồng thời, có thể tận dụng ưu điểm của các giao thức truyền thông trên PC để giải quyết tốt vấn đề tích hợp dữ liệu bán lẻ từ các POS về cơ sở dữ liệu trung tâm, cũng như tiếp nhận các dữ liệu mang tính "chính sách" được phân phối từ trung tâm đến các POS.
Phương thức truyền thông POS
Có nhiều giao thức truyền thông trong các hệ thống POS sử dụng để điều khiển thiết bị ngoại vi. Ta có thể nói tới
§                    EPSON Esc/POS
§                    UTC Standard
§                    UTC Enhanced
§                    AEDEX
§                    ICD 2002
§                    Ultimate
§                    CD 5220
§                    DSP-800
§                    IBM dumb terminal
§                    ADM 787/788.
Chúng được tạo ra bởi những công ty chế tạo các thiết bị ngoại vi khác nhau. EMAX, sử dụng EMAX international, kết hợp giữa thiết bị của AEDEX và IBM. Rất nhiều thiết bị, như hiển thị và máy in, hỗ trợ giao thức để hoạt động với các thương hiệu khác nhau của thiết bị bán hàng POS và máy tính.

Máy in thẻ.

Máy in thẻ là một máy in để bàn điện tử với nhiệm vụ in ấn và cá nhân hoá thẻ nhựa. Trong việc in thẻ cá nhân, chúng được tiêu chuẩn hóa. Kích thước thẻ thường là 85,60 x 53,98 mm, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO / IEC 7810 ID-1. Định dạng này cũng được sử dụng trong thẻ ATM, thẻ điện thoại, vé điện tử, CMTND và thẻ bảo hiểm y tế. Các thẻ này cũng được biết tới như thẻ ngân hàng... Máy in thẻ được kiểm soát bởi các trình điều khiển máy in tương ứng hoặc bằng các phương tiện của một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

 
greeting-card-printers.jpg (425×282)


Quá trình 

Các máy in thẻ sử dụng một nguyên tắc như nhau: thẻ nhựa được thông qua cho vào một đầu in nhiệt cùng một lúc như một dải ruy băng có màu. Màu sắc từ băng được chuyển vào thẻ thông qua nhiệt từ đầu in. Việc thực hiện tiêu chuẩn cho in thẻ là 300 dpi (300 chấm trên mỗi inch, tương đương 11,8 chấm trên mỗi mm). Có các quy trình in ấn khác nhau, chúng khác nhau về chi tiết: 

Truyền nhiệt  Chủ yếu được sử dụng để cá nhân hoá thẻ nhựa in sẵn trong đơn sắc. Màu sắc được "chuyển giao" từ ribbon màu (đơn sắc) vào thẻ. 

Nhuộm thăng hoa  Quá trình này sử dụng bốn tấm màu sắc theo các ribbon màu CMYK. Thẻ được in đi theo đầu in nhiều lần mỗi lần với bảng điều khiển băng tương ứng. Mỗi màu sắc trong lần lượt là khuếch tán (thăng hoa) trực tiếp lên thẻ.

Vì vậy, nó có thể tạo ra một màu có độ sâu cao (lên đến 16 triệu màu) trên một thẻ. Sau đó một lớp phủ trong suốt (O) còn được biết đến như một lớp phủ ngoài (T) được đặt trên thẻ để bảo vệ nó khỏi hao mòn cơ khí và và để làm cho khả năng chống tia UV in hình ảnh. 

Công nghệ đảo ngược hình ảnh  Các tiêu chuẩn cho các ứng dụng thẻ bảo mật cao sử dụng liên lạc và thẻ chip thông minh không tiếp xúc. Công nghệ in hình ảnh lên mặt dưới của một bộ phim đặc biệt qua bề mặt của thẻ thông qua nhiệt và áp suất.

Vì quá trình này chuyển thuốc nhuộm và nhựa trực tiếp vào một bộ phim trơn tru, linh hoạt, đầu in không bao giờ tiếp xúc với bề mặt thẻ riêng của mình. Như vậy, sự gián đoạn bề mặt thẻ như chip thông minh, rặng núi gây ra bởi nội bộ RFID râu và các mảnh vỡ không ảnh hưởng đến chất lượng in. Thậm chí in trên các cạnh là có thể. 

Quá trình nhiệt in ghi lại  Ngược lại phần lớn các máy in thẻ khác, trong quá trình ghi lại thẻ không được cá nhân hoá thông qua việc sử dụng một dải ruy băng màu sắc, nhưng bằng cách kích hoạt một lá nhiệt nhạy cảm trong chính các.

Các thẻ này có thể được cá nhân hoá nhiều lần, tẩy xóa và viết lại. Việc sử dụng thường xuyên nhất trong số này là chip dựa trên chứng minh học sinh, có hiệu lực thay đổi mỗi học kỳ. 

Tùy chọn  

Bên cạnh các chức năng cơ bản của thẻ in, máy in thẻ cũng có thể đọc và mã hóa dải từ cũng như liên lạc và liên hệ với thẻ chip RFID (thẻ thông minh) tự do. Vì vậy, máy in thẻ cho phép mã hóa thẻ nhựa trực quan và hợp lý. Có sự khác biệt giữa các máy in thẻ duy nhất và hai mặt với một trạm lật tự động. Thẻ nhựa cũng có thể ép sau khi in.

Thẻ nhựa được dát mỏng sau khi in để đạt được một sự gia tăng đáng kể độ bền và mức độ lớn hơn của công tác phòng chống sao chép bất hợp pháp.

 Ứng dụng  Cùng với việc sử dụng việc chấm công truyền thống và kiểm soát truy cập (đặc biệt với hình ảnh cá nhân), vô số ứng dụng khác đã được tìm thấy cho thẻ nhựa, ví dụ như cho khách hàng cá nhân và thẻ thành viên cho các môn thể thao bán vé và trong các hệ thống giao thông công cộng địa phương để sản xuất vé tháng, thẻ thông minh, cho việc sản xuất các trường học và chứng minh đại học cũng như cho sản xuất thẻ ID quốc gia.

Mã QR

Mã QR là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa làđáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản.
Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di dộng có gắn camera (camera phone) ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động.
Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùngmáy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu.
Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng giêng năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng sáu năm 2000.
Superqr.svg
Cấu trúc của một kí hiệu mã QR. Nhờ các hoa văn định vị, mã QR có thể được đọc ở 360°.
   
Khả năng lưu trữ dữ liệu mã QR
Số đơn thuầnTối đa 7.089 kí tự
Số và chữ cáiTối đa 4.296 kí tự
Số nhị phân (8 bit)Tối đa 2.953 byte
Kanji/KanaTối đa 1.817 kí tự
Khả năng sửa chữa lỗi
Mức L7% số từ mã (codeword) có thể được phục hồi.
Mức M15% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức Q25% số từ mã có thể được phục hồi.
Mức H

Vi mã QR (Micro QR Code)
30% số từ mã có thể được phục hồi.


 Vi mã QR là phiên bản thu nhỏ của tiêu chuẩn mã QR với ít tính năng hơn để xử lý các bản quét lớn.
Có một số hình thức vi mã QR khác nhau, cao nhất trong số đó có thể giữ 35 kí tự.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Wincor Nixdorf TP.Net - Ứng dụng bán lẻ qua internet.


TP.net là một giải pháp lưu trữ giúp các nhà bán lẻ để tổ chức, điều hàng và kiểm soát cửa hàng của họ một cách linh hoạt.

TP.net- Phiên bản Quốc tế, khả năng tương thích và mở rộng dễ dàng - đó là lý do mà các giải pháp TP.net của Wincor Nixdorf được tạo ra, TP.net để giúp bạn tổ chức và kiểm soát cửa hàng của bạn linh hoạt hơn. TP.net là giải pháp lý tưởng cho tất cả các công ty bán lẻ bởi tính năng dễ dàng, sáng tạo và rất linh hoạt

TP.net đáp ứng tất cả các yêu cầu về tính ổn định, độ bền và chức năng phân khúc độc lập. Hơn nữa, TP.net cũng có thể được tích hợp trong các giải pháp bán hàng khác. Điều này làm cho nó có thể thực hiện các kiểu thanh toán đa dạng, từ tự thanh toán khi mua sắm qua điện thoại di động đến mua sắm qua máy POS thông thường. Mà không làm tăng sự phức tạp của các chương trình quản lý cửa hàng, cũng không cần phải phát triển chức năng dự phòng.

 
TP.net đáp ứng tốt cho bất kỳ mô hình bán lẻ nào từ cửa hàng bán lẻ nhỏ, vừa đến lớn hoặc rất lớn. Là một giải pháp đa năng, nó có thể được triển khai trong một cấu hình máy client/ server với một máy chủ chuyên dụng và trong chế độ độc lập hoạt động lên đến 200 máy bán hàng POS. Một máy chủ POS có thể lần lượt phục vụ lên đến 9 máy POS client.

THẾ MẠNH CỦA TP.NET

Triển khai linh hoạt

- Mở rộng chức năng phân khúc thị trường
- Xúc tiến thông minh cơ động
- Truy cập Storewide trực tuyến tới chức năng POS
- Nền tảng được công nhận cho các giải pháp cá nhân
- POS di động (online)
- Quản trị POS, Cấu hình thông tin khách hàng / máy chủ hoặc ứng dụng Web

TCO thấp và RoI nhanh

- Có thể tái sự dụng
- Cấu hình hệ thống trung tâm
- Dễ dàng cài đặt và duy trì
- Mở rộng nhanh chóng và dễ dàng

Dễ dàng tích hợp

- Lưu trữ dữ liệu mở
- Công cụ điều khiển từ xa
- Tùy chọn phạm vi trao đổi dữ liệu rộng
- Dịch vụ Web

Dễ dàng cài đăt và mở rộng

- Phần mềm tự động cài đặt
- Cơ chế cấu hình nổi bật
- Kiến trúc đa tầng mạnh mẽ

Điều khiển hoạt động tại trung tâm

- Lập bản đồ cho hệ thống phân cấp của cửa hàng
- Trung tâm xử lý tham số
- Tổng hợp báo cáo và phân tích
- Trung tâm Quản lý chiến dịch


Nguồn Công Nghệ Trí Vinh

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Máy bán hàng tự động biết ...tặng quà.

Lấy ý tưởng từ mạng xã hội, chiếc máy bán hàng tự động công nghệ cao của Pepsi giúp bạn tặng nước uống cho bạn bè từ xa.



1304380236.img.jpg (300×400)
Máy bán hàng tự động công nghệ cao (Ảnh: DiditalTrend)

Giao diện của màn hình cảm ứng không chỉ đưa ra danh mục đồ uống cho bạn lựa chọn mà còn được thiết kế để khuyến khích sự kết nối của những khách hàng. Nếu bạn muốn tặng đồ uống cho bạn mình, thao tác sẽ là: nhập tên người nhận, chọn đồ uống, nhập số điện thoại và tin nhắn đến bạn mình. Bạn còn có thể ghi lại một đoạn video ngắn của mình tại máy để gửi đi. Người bạn may mắn đó sẽ nhận được mã hệ thống để nhận quà từ những chiếc máy bán hàng tương tự của Pepsi.
Nguyên bản của những chiếc máy bán hàng công nghệ cao này được được triển lãm tại Hiệp hội mua bán tự động Mỹ ở Chicago trong tuần.
(nguồn xã luận.com)

Thủ đoạn mới chiếm đoạt tiền từ tài khoản chủ thẻ.

Ngày 27/7/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 4643/NHNN-TT gửi các tổ chức phát hành thẻ thông báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng.
atm-checkcard-atm.jpg (400×246)
Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay, một số đối tượng người nước ngoài cấu kết với các đối tượng trong nước tổ chức thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản của các chủ thẻ tín dụng người nước ngoài thông qua các hoạt động ngân hàng bằng nhiều thủ đoạn.

Đầu tiên các đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam mang theo thiết bị chuyên dụng và phần mềm đọc, in dữ liệu lên thẻ từ, sau đó móc nối với một số đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ thông qua thiết bị POS đã giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiên mặt.
Khi thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng này sử dụng trái phép rất nhiều thông tin thẻ tín dụng để in làm giả thẻ và quẹt ngay thẻ qua POS liên tục trong thời gian ngắn để chiếm đoạt số tiền lớn. Hoạt động này thường diễn ra vào khoảng thời gian từ 12 đến 17 giờ và từ 20 giờ đến 23 giờ hàng ngày, mỗi giao dịch cách nhau từ 20-30 giây.

Two+Arrested+For+Hacking+Accounts%2C+Card+Cloning.jpg (366×366)

Ngân hàng Nhà nước nhận định, đây là thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao, đã và đang xâm nhập vào Việt Nam gây thiệt hại về tài sản của các chủ thẻ tín dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thanh toán điện tử cũng như thương hiệu và uy tín của nhiều ngân hàng thương mại trong nước.
Do đó, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả loại hình tội phạm trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các Tổ chức thanh toán thẻ có biện pháp rà soát lại những giao dịch thanh toán đáng ngờ qua POS, trong đó cần chú ý đến những đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ có số lượng giao dịch liên tục với nhiều thẻ khác nhau vào thời gian bất thường trong ngày.


Trường hợp doanh số tăng đột biến và thiếu chứng từ chứng minh cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp lệ... thì phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thông báo, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) (số điện thoại 069.21168 hoặc 069.21166) để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tài sản.

Kinh nghiệm khi chọn mua nước hoa.

Với không ít phụ nữ, ngoài việc trang điểm, xức một chút nước hoa luôn là việc chẳng thể thiếu trước khi ra khỏi nhà.

 
Sự đổ bộ của hàng loạt những hãng nước hoa nổi tiếng trên thế giới vào thị trường Việt Nam khiến cho mặt hàng này không còn quá xa lạ với người sử dụng. Từ việc được coi là mặt hàng xa xỉ phẩm, nước hoa dần trở thành nhu cầu hàng ngày của không chỉ chị em phụ nữ mà còn của cả cánh mày râu.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn nạn hàng giả khiến người tiêu dùng không thể yên tâm khi chọn mua nước hoa trong nước. Nhiều người chọn biện pháp nhờ người thân mua hộ nếu có dịp ra nước ngoài. Nhưng không phải ai cũng có thể mua được bằng cách này.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua nước hoa, hãy ghi nhớ những điều sau đây.

Nước hoa thật thì không rẻ

images (275×183)

Những trang bán hàng trực tuyến thường quảng cáo giá nước hoa tiết kiệm từ 20 đến 40%. Hay bạn có thể thấy tại các shop bán nước hoa treo biển giảm giá 50% nhân các ngày lễ. Lời khuyên đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ: nước hoa thật thì không bao giờ rẻ. Nếu bạn muốn tìm mua một chai nước hoa tốt mà lại với mức giá tiết kiệm thì tốt nhất bạn nên bỏ qua ý định đó.
Tại các siêu thị hay trung tâm thương mại lớn ở nước ngoài, đặc biệt là các showroom chính hãng, cứ mỗi dịp Giáng sinh hay Năm mới hay Lễ Tạ ơn, các hãng nước hoa thường tung ra các bộ sưu tập mới và có quà tặng tri ân khách hàng. Quà tặng đó có thể là những mẫu nước hoa dùng thử từ 3 đến 5ml hay tặng kèm lotion hoặc những gói quà nhỏ được trang trí cầu kì, bắt mắt. Thế nhưng, rất hiếm khi thấy họ treo biển giảm giá cho mặt hàng này.
Nếu có giảm, thường chỉ từ 5 đến 10% hoặc là giảm giá cho khách hàng có thẻ thành viên thân thiết. Nơi bạn có thể mua được nước hoa ở mức giá rẻ nhất là những cửa hàng miễn thuế tại các sân bay. Nói như vậy để thấy được rằng, không có lý do gì mà giá nước hoa ở Việt Nam lại có thể rẻ hơn gấp nhiều lần so với mặt bằng giá chung của toàn thế giới.
Trừ phi, đó là hàng giả, hàng nhái.

Đẹp từ trong ra ngoài


Mỗi một chai nước hoa là một tuyệt tác thiết kế không chỉ từ kiểu dáng chai mà ngay đến cả hộp đựng bên ngoài cũng được sản xuất rất cầu kì. Đây chính là điểm mà người mua có thể dùng để phân biệt nước hoa thật – giả. Theo trang hanoimoi.com.vn, vỏ hộp nước hoa nhái thường không sắc sảo. Vỏ chai làm bằng nguyên liệu kém chất lượng. Vòi xịt đôi khi bị nghẹt hoặc chỉ xịt ra tia nước. Mã số REF (gồm từ 3-6 số) ở vỏ hộp không trùng với mã số ở vỏ chai. Dùng tay cạo nhẹ các chữ in trên thân chai, nếu thấy dễ dàng bong tróc, trầy xước thì đó chính là nước hoa giả. Nếu chọn mua nước hoa không phải tại đại lý chính hãng hay các trung tâm thương mại lớn, bạn nên chụp lại mã vạch code của chai và thử tìm kiếm trên trang web chính thức của hãng nước hoa đó. Nếu mã vạch code đó khớp với mã hiển thị trên website thì đó là chai nước hoa thật. Sau khi kiểm tra kỹ vỏ hộp, bạn nên kiểm tra chai nước hoa ở bên trong. Thông thường, chai nước hoa thật bao giờ cũng có một lớp chống sốc bao quanh chai. Chai nước hoa phải sắc sảo. Thủy tinh phải trong, không có bọt khí, không bị gợn sóng. Dưới đáy chai có một miếng keo dán, in chữ nhỏ nhưng rõ ràng bao gồm: nhà sản xuất, nơi sản xuất và số Ref. Lưu ý số Ref này phải trùng với số Ref in trên vỏ hộp. Nắp chai nước hoa phải vừa khít với chai. Nắp thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại tốt. Đối với chai dạng xịt, vòi phun phải dễ sử dụng. Khi phun sẽ ra các hạt nước nhỏ li ti, không phun thành vòi hay thành tia nước. Dung dịch bên trong chai trong suốt, không vẩn đục, không cặn.

Không chỉ thơm ... mà phải thơm lâu

Miss-Dior-perfume.jpg (350×260)

Tất nhiên, nước hoa nào cũng thơm, dù là hàng thật hay hàng nhái. Tuy nhiên, nước hoa giả thường hay bay mùi rất nhanh. Nước hoa thật giữ mùi lâu hơn và thường có nhiều lớp mùi hương khác nhau. Thành phần chính của nước hoa là cồn và tinh dầu nên mới xịt vào ít nhiều gì cũng có mùi cồn. Nhưng với nước hoa thật thì mùi cồn này rất nhẹ và tồn tại không quá 10 giây. Sau đó là đến hương đầu của nước hoa, còn với nước hoa giả thì mùi cồn rất hắc và kéo dài rất lâu. Nước hoa thật thường phân ra các tầng hương rõ ràng: hương đầu là mùi mình mới xịt vào, hương giữa là mùi 10 phút tiếp theo, kế đến là hương cuối - theo bạn suốt cả ngày. Nước hoa giả thì mùi càng về sau càng khủng khiếp, có mùi khen khét. Một số loại nước hoa giả "cao cấp" thì có mùi "rất thơm" nhưng lại là mùi hương của các loại xà phòng hay nước xịt phòng. Độ giữ mùi của mỗi loại nước hoa và mỗi hãng đều khác nhau.
Có ba loại nước hoa chính là: Eau de Parfum, Eau de Toilette và Eau de Cologne.
Eau de Parfum (EDP) : Từ 10%-30% tinh dầu: giữ mùi khoảng 8h cao (thấp) hơn thì tùy vào các hãng nước hoa,cơ địa mỗi người và môi trường làm việc.
Eau de Toilette (EDT) :Từ 5-20 % tinh dầu : giữ mùi từ 2-6h cao (thấp) hơn tùy vào các hãng nước hoa và cơ địa mỗi người và môi trường làm việc.
Eau De Cologne(EDC) : Khoảng 3% tinh dầu : giữ mùi từ 1-2h cao (thấp) hơn tùy vào các hãng nước hoa và cơ địa mỗi người và môi trường làm việc Khi thử mùi bạn không nên xịt quá gần da, phải để cách xa da khoảng 20 cm để các hạt nước có thể phân tán đều trên da và không khí. Khi đó bạn vừa có thể kiểm tra được mùi nước hoa ở môi trường xung quanh (khi không xịt vào da mà xịt vào quần áo, ba lô...), vừa có thể kiểm tra được mùi nước hoa đó trên da mình.  

An toàn cho da

 perfumes.jpg (400×259)

Trừ trường hợp hy hữu là bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó trong nước hoa, còn lại, tất cả nước hoa (hàng thật) đều an toàn khi bạn xịt lên da. Nếu khi sử dụng mà bạn thấy da bị ngứa, mẩn đỏ hay có dấu hiệu kích ứng da thì nhiều khả năng bạn đã mua phải nước hoa giả. Với một vài kinh nghiệm trên, hi vọng bạn có thể chọn mua cho mình một chai nước hoa thật tốt, thật thơm, thật đẹp và thật an toàn.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Dùng "mã vạch âm thanh" để lưu trữ dữ liệu.

Mã vạch là thứ chúng ta nhìn thấy rất nhiều trong đời sống hằng ngày, người ta tạo ra chúng để lưu trữ dữ liệu bên trong ví dụ như tên và giá món hàng, ngày sản xuất... Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở trường đại học Carnegie Mellon University đã tạo ra một loại mã vạch mới sử dụng sóng âm thanh để lưu trữ dữ liệu, hay nói chính xác hơn là dùng sóng âm để thực thi một số lệnh nào đó trên máy tính.

 Họ gọi loại mã vạch này là Acoustic Barcode. Mã vạch có thể được khắc hoặc in 3D lên hầu hết các loại vật liệu như gỗ, nhựa, kính hay đá... Mục đích là phải tạo ra các vạch đường thẳng nổi lên trên và các rãnh nằm chính giữa các vạch đó, để khi ta dùng móng tay hay vật gì đó cà lên thì nó sẽ tạo ra âm thanh "rột rột". Chiều dài mã vạch khác nhau, khoảng cách giữa các vạch và các rãnh khác nhau sẽ tạo ra âm thanh khác nhau. Sóng âm mà nó tạo ra sẽ được đưa vào máy tính thông qua micro và chạy một dòng lệnh nào đó, từ đó xuất dữ liệu ra dưới dạng hình ảnh hoặc âm thanh.


 Bạn có thể xem video dưới đây để thấy rõ người ta trình diễn loại công nghệ này. Nó tỏ ra khá hữu ích trong việc hướng dẫn một số thứ. Ví dụ như khi bạn dùng móng tay cà lên cửa sổ kính của một món hàng thì nó sẽ đọc ra một số thông tin sản phẩm, hay cà lên từng bộ phận của một món đồ chơi để nghe "thuyết minh" về nó.
 Theo Engadget